Ủy ban nhân dân xã Khánh Thịnh
Thứ sáu, ngày 17/05/2024
Chào mừng bạn đến với Website xã Khánh Thịnh - Yên Mô - Ninh Bình

Lễ đón bằng di tích cấp Tỉnh Đình làng Yên Liêu Thượng xã Khánh Thịnh

Thứ sáu, 02/04/2021

 Căn cứ quyết định số 978/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của ủy ban nhân dân Tỉnh Ninh Bình về việc xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với di tích lịch sử Đình làng Yên Liêu Thượng.Được sự đồng ý của  ủy ban nhân  dân huyện Yên Mô.

Chương trình văn nghệ đón bằng di tích cấp tỉnh Đình làng yên Liêu Thượng

ngày 26 tháng 3 năm 2021, trong không khí tưng bừng chào đón thành công đại hội Đảng toàn quôc lần thứ XIII của Đảng,đúng vào ngày nhân dân làng yên thượng mở lễ hội kỳ phúc hàng năm  14\2 âm lịch.  Đảng Ủy –HĐND-UBND xã Khánh Thịnh long trọng tổ chức lễ đòn bằng di tích Đình làng Yên Liêu Thượng .

lãnh đạp phòng di sản văn hóa tỉnh lên trao bằng di tích cho ban khánh tiết làng Yên Thượng

Về dự buổi lễ về phía tỉnh: có ông  Nguyễn Xuân Trường - Phó trưởng phòng di sản văn hóa tỉnh Ninh Bình cùng các đồng chí trong đoàn

về phía huyện: có ông Nguyễn Xuân Bính - Phó trưởng phòng văn hóa thông tin huyện Yên Mô

về phía xã: có ông Bùi Đình Mạnh - Bí thư Đảng Ủy- Chủ tịch HĐND xã; ông Trần Đức Thái - Chủ tịch UBND xã - Phó bí thư Đảng ủy 

về dự buổi lễ còn có các đồng chí trong ban thường vụ - TT HĐND, lãnh đạo UBND, các ban ngành đoàn thể của xã, các đồng chí bí thư chi bộ. xóm trưởng, trưởng ban công tác mặt trận các xóm và các cụ trong ban khánh tiết, các dòng họ và nhân dân trong xã.

          - Di tích có tên thường gọi là Đình làng Yên Liêu Thượng,  di tích được xây dựng trên địa phận làng Yên Liêu Thượng. Di tích còn có tên gọi khác là Đình Trung do di tích tọa lạc ở giữa làng Yên Liêu Thượng, xã Khánh Thịnh. Đình làng xây dựng trên khuôn viên đất có diện tích 750 m2, xung quanh giáp khu dân cư và đường trục xã.

Đình làng Yên liêu Thượng là nơi thờ cúng, tưởng niệm các vị thành hoàng làng Yên Liêu Thượng, nhị vị Hậu Thần ( Trần Công, Lã hữu Lý). Tại di tích còn lưu giữ được những tư liệu, hiện vật cũ như sắc phong, long ngai, đại tự, câu đối, kiệu, bát hương…có giá trị về mặt lịch sử và văn hóa.

Theo bản dịch sắc phong(do Sở VH-TT ghi chép phiên âm, dịch nghĩa năm 2012) và ảnh chụp sắc phong còn lưu lại tại di tích thì Đình làng Yên Liêu Thượng trước đây có 50 sắc phong của các triều đại Hậu Lê và thời Nguyễn.. Năm 2020 di tích bị mất trộm toàn bộ sắc phong, đến nay đã tìm lại được 2 sắc phong.

Căn cứ vào bài vị còn lưu giữ tại di tích thì Đình làng là nơi thờ cúng, tưởng niệm Đại Đức Thành Hoàng, phối thờ tứ vị thành hoàng của 4 miếu khác trong thôn được chuyển về di tích trong nhưng năm thực hiện “ Tiêu thổ kháng chiến” và nhị vị Hậu Thần.

  1. Đại Đức Thành hoàng ( Bảo An Chi Thần)

Hiện tại không có tài liệu nào nói về tên tuổi, công trạng của vị Thành h

oàng này. Trước đây di tích lưu giữ 5 đạo sắc phong cho Đại Đức Thành Hoàng trong đó có:                            

 Sắc phong ngày 4 tháng 12 năm Minh Mệnh thứ 5.

 Sắc ngày 12 tháng 5 năm Thiệu Trị thứ 4.

Sắc ngày 18 tháng 6 năm Thiệu Trị thứ 4.

Sắc ngày 26 tháng 11 năm Tự Đức thứ 3.

Sắc ngày 25 tháng 5 năm Khải Định thứ 9.

Trong các sắc phong đều ghi ghi là sắc cho Yên Liêu Thành Hoàng chi thần, gia tặng thêm mỹ tự “ Bảo an chi thần”, “Bảo an chính trực chi thần”, “ Bảo an chính trực hựu thiện chi thần, “Bảo an chính trực hựu thiện Đôn Ngưng chi thần”, “Bảo an chính trực hựu thiện Đôn ngưng dực bảo Trung Hưng đương cảnh Thành Hoàng Đôn Huệ tôn thần”, “Tĩnh Hậu trung Đẳng thần”.

2.Tứ vị Thành Hoàng (trước đây thờ ở 4 miếu trong làng Yên Liêu Thượng, được chuyển về đình trong những năm thực hiện Tiêu thổ kháng chiến).

Long ngai bài vị của các vị thần cùng đồ thờ tự ở 6 ngôi Miếu được chuyển về đình làng Yên Liêu Thượng  để lưu giữ và thờ cúng. Năm 2019, miếu Đệ nhất và Miếu Đệ Ngũ được nhân dân khôi phục lại, long ngai, bài vị thờ 2 vị thần ở Miếu đệ Nhất và Đệ Ngũ được nhân dân rước về thờ cúng. Hiện tại trong Đình làng còn lại 4 bộ long ngai, bài vị 4 vị thần ở Miếu Đệ Nhị, Miếu Đệ Tam, Miếu Đệ Tứ, Miếu Đệ Lục, các vị thần này cũng không rõ nguồn gốc, công trạng.

Tại di tích còn có ban thờ 110 liệt sỹ của làng, ban thờ đặt tại gian thờ nhỏ bên phải hậu cung, giỗ chung ngày 27/7 hàng năm.

*Di tích trong thời kỳ kháng chiến:

- Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp(1945-1954): di tích là nơi hoạt động bí mật, chữa trị của cán bộ cách mạng, là điểm tập kết của du kích xã Khánh Thịnh.

- Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ( 1954-1975).

Sau khi miền bắc được giải phóng( 1954), Đình làng Yên Liêu Thượng được sử dụng là nơi phục vụ các hoạt động công cộng của làng xã.

-Trong thời kỳ hòa bình: Đình  làng là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân trong vùng, là cầu nối để đưa con em xã quê trở về với quê cha đất tổ.

Cũng như các miền quê đồng bằng bắc bộ, làng yên Liêu thượng được tiền nhân xây dựng cùng với những nghi lễ thờ cúng, trong đó có lễ hội kỳ phúc hàng năm. Kính thưa quý vị

Đình làng đc xây dựng tại mảnh đất cao nhất, đẹp nhất tại trung tâm của làng, trải qua mấy trăm năm các cụ bô lão và nhân dân đã bảo vệ tu sửa cho đến hôm nay đình làng vẫn tồn tai nguyên vẹn cả về cấu trúc và các lễ nghi thờ cúng. Đình làng còn lưu giữ được những lễ nghi thờ cúng, trong đó có lễ hội kỳ phúc truyền thống vào ngày 14 và 15 tháng 2 âm lịch.

Hội làng kỳ phúc là hội lớn nhất, vui nhất của cả làng, lễ hội kỳ phúc mở ra để nhân dân tri ân công đức của  Đức thành hoàng làng và các vị thần thánh đã bảo hộ độ trì cho mọi người mọi nhà được bình an, hạnh phúc.

lễ hội cũng được trình lên đức thành hoàng và các vị thánh thần lời khẩn cầu và những ước vọng tốt đẹp nhất, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mọi người mọi nhà mạnh khỏe, bình an, ấm no, hạnh phúc con cháu học hành, công tác tiến bộ và phát đạt, quê hương ngày thêm giầu đẹp.

 

Thông tin truy cập

Truy cập: 204085

Trực tuyến: 76

Hôm nay: 381